Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Số đỏ-Vũ Trọng Phụng

Đề bài: Ngôn ngữ “lai căng” của các nhân vật trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.


Bài làm

“Số đỏ” là một cuốn tiểu thuyết hoạt kê có vị trí đặc biệt trong văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng. Đây cũng là tác phẩm độc nhất vô nhị trong văn học Việt Nam hiện đại “một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”- nói theo cách nói của nhà văn Nguyễn Khải. Có rất nhiều những yếu tố làm nên thành công rực rỡ của tác phẩm, nhưng trong số ấy ta không thể không nói tới nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Vũ Trọng Phụng – đó là một trong những yếu tố làm nên tiếng cười không dứt, cái hài của tác phẩm.
Trong ngôn ngữ phê bình văn học, chữ “lai căng” còn nặng hơn cả chữ “dở”, nhưng lai căng còn tệ hại hơn “dở”, ở chỗ nó do bắt chước một cách nhẹ dạ và mù quáng, một thái độ phản bội đối với truyền thống văn hóa của dân tộc. Bởi vậy nếu “ dở” là biểu hiện của bất tài thì “ lai căng” là sự biểu hiện của sự kém cỏi về trí tuệ, hơn nữa còn là biểu hiện của hành động thiếu đạo đức! Và ở đây, Vũ Trọng Phụng sử dụng ngôn ngữ bắt chước, ngôn ngữ làm sái đi ấy để lột tả những hành động lai căng ở trong một xã hội lai căng, nửa mùa, không ra cái gì cả. Vậy Vũ Trọng Phụng đã vẽ lên cả một xã hội lai căng “em chã em chã!” như thế nào trong tác phẩm này bằng ngôn ngữ bậc thầy của ông?

Trong Số Đỏ, thời gian lúc nào cũng nóng, lúc nào cũng ồn ào như sắp nổ tung. Các nhân vật người – rối của Vũ Trọng Phụng mất đi khả năng suy ngẫm trăn trở nhận thức về bản thể. Hầu như nhu cầu hướng nội bị triệt tiêu – không còn độc thoại nội tâm trong Số đỏ. Nhu cầu hướng ngoại cũng chỉ bị cầm tù trong những mục đích thực dụng và vụ lợi một cách trơ trẽn. Vì thế nên ngôn ngữ nổi bật nhất trong tác phẩm là ngôn ngữ đối thoại.

Trong tác phẩm, lời đối thoại thể hiện rất rõ tính cách nhân vật. Tất cả nhân vật đều có
một đặc diểm chung: háo danh, khoa trương, giả dối . Kẻ nào cũng đại ngôn, cũng nói lấy được và luôn tự cho rằng mình đúng và chẳng thèm để tâm thực sự đến ý kiến của người đối thoại.
Điển hình thê thảm nhất cho thói háo danh vô nghĩa lý này là cụ cố Hồng – bố của nhà caỉ cách xã hội Văn Minh lúc nào cũng phải mặc một cái áo vải bông để tỏ ra là một cụ cố chính hiệu và mặc dù chẳng nghe và chẳng hiểu gì mấy nhưng cứ luôn mồm: “Biết rồi khổ lắm nói mãi”. Đây là Đoạn đối thoại giữa cụ Hồng ông với cụ Hồng bà:
- Ông ạ, tuy vậy tôi vẫn cứ cho mời cụ lang.
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi
- Tôi thì tôi nghĩ nên theo cả lối cổ và lối mới
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi.
Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi làm cho cụ ông phải hỏi ngay
- Thế sao nữa hả bà?

Và các nhân vật khác thì sao? Sự bành chướng của nhu cầu tình dục, khiến cho một quả phụ thủ tiết với chồng là bà Phó Đoan hễ cứ nghe thấy ở đâu có chuyện hiếp dâm là trợn tròn mắt hỏi dồn: “ Ai? Ai? Ai thế?”. Đó là thói đua đòi háo danh và khoa trương khiến cho vợ chồng Văn Minh và ông TYPN hễ cứ mở mồm ra là văn minh, âu hóa, thể thao, cải cách, tân tiến, bình dân, quốc dân… Rồi sự thèm thuồng được nổi danh bước vào xã hội trưởng giả, được dự phần vào công cuộc cải cách – chịu trách nhiện quốc dân văn minh hay dã man của một kẻ dốt nát vô học nhưng có thừa sự láu cá, đểu cáng, biến Xuân Tóc Đỏ từ một kẻ chỉ quen với những “Mẹ kiếp! nước mẹ gì!” cũng biết véo von như một cái máy hát được vặn sẵn về Âu hóa, hạnh phúc, gia đình, thể thao, tân tiến, giải phóng phụ nữ, và cuối cùng dám hùng hồn tuyên bố: “ Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu hết những cái lý lẽ cực kì to tát… Quần chúng nông nổi ơi ! Mi đã biết đâu cái lòng hi sinh cao thượng vô cùng … để góp phần vào việc tiến bộ trong trật tự hòa bình của Tổ quốc!.. Xả thân cứu nước! … Không muốn cho hành vạn mạng người làm mồi cho binh đao, mắc lừa bọn buôn súng!” ( 40, tập 2,462- 463)
Hơn nữa chỉ bằng mấy câu đại khái như “Mẹ kiếp!” “Nước mẹ gì!” thứ ngôn ngữ bình dân thường trực nơi cửa miệng của Xuân đã lột tả được bản chất lưu manh của thằng ma cà bông này ngay cả khi nó đã được tôn vinh là “ thượng lưu trí thức” “ anh hùng” “vĩ nhân”.
Chẳng hạn lúc Xuân còn đang lang thang nơi đầu đường xó chợ, được ông thầy số đoán “hậu vận khá lắm chỉ mỗi cái tóc không được đen” thì nó đáp ngay rằng: “ Mẹ kiếp!”Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ”; khi Xuân bị bắt bỏ bóp, nó bĩu môi:”nước mẹ gì! bóp với chả bóp !”; ngay cả khi đã trở thành vĩ nhân thì vẫn với thứ ngôn ngữ ấy: “ Thế thì nước mẹ gì cơ chứ!”. Lối nói năng của Xuân Tóc Đỏ là tiêu biểu cho lối nói lấy được, nói như cái máy. Thoạt đầu, Xuân nhại lời người khác một cách vô ý thức vì trong cái đầu rỗng tuếch của nó không có gì. Nhưng rồi thấy lối ăn nói của nó đem lại số đỏ một cách bất ngờ, nó đã bắt đầu tập nói như là một nhà chính trị đại tài của Tây phương với cái tài hùng biện của một người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái hồn nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát. Khi mới bắt đầu làm việc trong hiệu may Âu hóa nó phải học thuộc lòng bài quảng cáo trang phục của ông TYPN như một con vẹt nhưng ngôn từ rỗng tuếch của ông Văn Minh và nhà mĩ thuật thấm vào đầu nó rất nhanh:
Xuân bị lôi đến một chiếc ma nơ canh. Nhà mĩ thuật lại nói:
- Hở cánh tay và hở cổ là dậy thì! Hở cánh tay và hở cổ là dậy thì!
- Hở đến nách và nửa vú là ngây thơ
- …
Thế rồi cả bọn ra đi.


Xuân tóc đỏ ưỡn cái ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng nghiên trang:
- Tôi? Là …là… một người dự phần trong việc Âu hóa
- À!
- Một người cải cách xã hội có trách nhiện quóc dân văn minh hay là dã man
- À! Thế thì tốt lắm!
- Thế cô muốn gì? Cái quần “ Hãy chờ một phút nhé”
- Tôi có chồng rồi không chờ được một phút nào cả.
Thế đấy! Cả một xã hội toàn những thứ kệch cỡm, vô nghĩa lý, không thể chấp nhận được. Nó buồn cười đến chớ trêu. Toàn những Ngây Thơ, Chinh Phục, là “Hãy chờ một phút” là cái gì cơ chứ!

Các nhân vật không ngừng liến thoắng. Bà Văn minh không ngừng liến thoắng trong tiệm may: “ Đây… đây …đây… tiệm may chúng tôi có rất nhiều kiểu… đây là bộ Lời hứa, nghĩa là để cho thiếu nữ nào mặc bộ ấy có thể như hứa với bạn lòng một cuộc hẹn hò vậy. Đây là bộ Chiếm Lòng. Mặc bộ ấy ta như nắm vận mệnh của bọn nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới nhớn…. Còn đây là bộ y phục tân thời nhất , vừa mới chế tạo được mấy hôn nay thôi, chúng tôi chưa kịp kẻ bảng nhưng nhất định đặt là bộ Chinh phục, nghĩa là có được bộ này thì ai cũng phải say mê bà dù là chồng bà!”. Bà Văn minh cũng như hầu hết các nhân vật không tin vào điều mà chính mình đang phát ngôn một cách đầy sốt sắng như vậy. Tất cả những gì đag nói ra chỉ là để lừa mị đối tượng, nhưng kẻ nói cũng chẳng hề biết là kẻ nghe có lọt tai hay không? Dòng thác ngôn từu trôi tuồn tuột theo thói quen ba hoa, khoe mẽ hoặc theo chương trình đã định sẵn, không viết chán bất chấp hoàn cảnh, bất biết đối tượng. Điều này tạo nên những tình huống trào phúng rất điển hình: “ông chẳng bà chuộc”, “ ông nói gà, bà nói vịt” .
Thế đấy!....
Lời của nhân vật trong Số Đỏ chủ yếu dùng để khắc họa những đặc điểm tính cách tâm lý là háo danh, thói giả dối, sự trắng trợn đến mức vô liêm sỉ. Lời của nhân vật cũng dùng để cấu tạo các tình huống hài kinh điển: tình huống nói dối, cãi lộn.
Chúng luôn mồm tuôn ra những từ như cải cách, là xã hội , là bình dân, là Âu hóa nhưng cái lối Âu hóa không phải lối ấy đã biến chúng chỉ như những con vẹt ngu ngốc. Nói là vậy nhưng trong mớ đầu óc rỗng tuếch kia chúng có hiểu cái gì đâu!
Và đây nữa, lại càng nực cười hơn nữa! Chẳng hạn đây là đoạn đối thoại của bà Phó Đoan với cậu con trai cầu tự.
- À, cậu tắm ! cậu của mẹ ngoan. Mẹ đi vắng ở nhà có đứa nào đánh cậu không?
Cậu Phước nguẩy đầu một cái mà rằng:
- Em chã!
- Thôi thế mẹ xin lỗi cậu vậy! mẹ thơm cậu nhé!
- Em chã!
(…)
- Thế thôi cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với mẹ nhé!
- Em chã!
Ngôn ngữ nửa mùa nghe mà muốn tức lộn ruột, muốn nôn mửa! Theo thụy Khuê, Vũ Trọng Phụng đã đưa vào miệng cậu Phước- con trai của bà Phó Đoan- một bà me Tây nạ dòng có hinh dáng Tú Bà như thế, họ Vũ không chỉ dưng lại ở địa hạt ngôn ngữ mà còn đi sâu vào thực thể con người. Cậu Phước là một hiện tượng lai căng thánh thể, tức là con của người ( bà Phó Đoan) và thánh( tuy chuyện cầu tự chỉ là chuyện tầm phào, bà Phó có đi cầu nhưng không thấy thánh giáng lâm), đẻ ra cậu với những lời thánh “ em chã, em chã”. Vậy cậu là một thực thể nửa người nửa thánh”. Cậu là hiện tượng đồng cô bóng cậu, lai căng đồng cốt.
Theo ông, “Em chã! Em chã!” thoát thai từ “Em chả! Em chả! Hẳn là có ý của nó như vậy. Chỉ lấy một hiện tượng để phản ánh cả xã hội đã cho thấy cái kì tài của ông.
Người Việt qua hình tượng bình dân này đã nhận ngay ra mình, đã nhìn thấy phần cá
tính lai căng của dân tộc mình, vì thế mà ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng đã có khả năng chiến độc quyền thị trường ngữ nghĩa, bởi họ Vũ đã nói lên được một phần dân tộc tính của mình qua ngôn ngữ. chân dung người mẹ của cậu: bà Phó Đoan- cựu me Tây giàu có, xác định thêm một lần nữa tính chất lai căng này “với con chó Tây trong cánh tay, với hai con mắt mơ màng nhìn lên chiếc quạt, bà Phó Đoan có vẻ là linh hồn của nước Việt Nam trên con đường tiến hóa và giải phóng” . Tóm lại, các hiện tượng lai căng của Vũ Trọng Phụng đã đạt đến trình độ phổ quát.
Nếu như năm 1936, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng lên Xuân Tóc Đỏ như như hiện tượng điển hình, một hiện tượng Âu hóa đầu tiên mà người Á Châu tìm đến nhưu một sự lột xác, như một sự xóa bỏ căn cước, xóa bỏ bản thể của chính mình thì qua đó người ta cũng biết đến ông với nghệ thuật bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. tuy thời gian cầm bút rất ngắn nhưng ông đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ làm đảo điên cả một thời đại. Vũ Trọng Phụng luôn “ sống” trong mỗi chúng ta!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét